Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Hiện nay, ngành chế tạo Mỹ đang hồi sinh trở lại, điều này đồng nghĩa ngành chế tạo Trung Quốc trong thời gian tương đối dài sau này sẽ đối đầu với một đối thủ mạnh mẽ.
Một báo cáo mà Công ty tư vấn Boston công bố gần đây cho thấy, “ngành chế tạo Mỹ” có lẽ đã sẵn sàng trỗi dậy. Lý do là, cùng với việc giá thành lao động Trung Quốc tăng và đồng Nhân dân tệ lên giá, thời đại Trung Quốc sản xuất hàng hóa bán sang Mỹ sắp kết thúc, trong 5 năm tới, Mỹ sẽ lại trở thành cường quốc chế tạo. Theo dự đoán của báo cáo Boston, đến năm 2015, trong số hàng hóa tiêu thụ tại Mỹ, mặt hàng sản xuất trong nước của Mỹ có thể sẽ dẫn trước Trung Quốc.
Chính phủ Obama chắc hẳn rất mong đợi báo cáo nghiên cứu này này của Công ty tư vấn Boston. Bởi vì trong nhiều chương trình mà Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hoạch định để cải thiện nền kinh tế, sự phục hồi của ngành chế tạo Mỹ là một phần quan trọng. Hiện tại, sự ưu đãi thuế ở mức độ lớn tại các bang của Mỹ đang khiến một số doanh nghiệp Mỹ quyết định thay đổi kế hoạch chuyển hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, thậm chí còn khiến một vài công ty hủy bỏ ý tưởng chuyển hoạt động ra khỏi Mỹ. Mấy tháng gần đây, các công ty lớn như Caterpillar, GE, Ford đều lần lượt công bố kế hoạch, đầu tư vốn mới vào hoạt động chế tạo Mỹ.
Trước đây, do cựu chính phủ Clinton, Bush không coi trọng ngành chế tạo Mỹ, mới khiến ngành chế tạo Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Mặc dù ngành chế tạo Mỹ không suy thoái như trong tưởng tượng, nhưng nếu so với thời đại hoàng kim sau Đại chiến thế giới II, địa vị ngành chế tạo Mỹ hiện nay thực sự đã suy giảm đáng kể. Trên thực tế, vào thời kỳ đỉnh cao của những năm 1950, ngành chế tạo Mỹ chiếm tới hơn 40% tỷ trọng ngành chế tạo toàn cầu, hiện giờ chỉ còn 20%. Ngay tại nước này, tỷ lệ ngành chế tạo Mỹ chiếm trong GDP đã giảm từ mức cao nhất 30% xuống còn xấp xỉ 11%.
Tuy nhiên, trong mắt nhiều người, Mỹ lại chế tạo ra nhiều sản phẩm có nhiều công nghệ hơn như máy báy, chất bán dẫn và máy móc.... Điều này cho thấy, Mỹ vẫn là nước sản xuất lớn nhất thế giới. Có thể nói, “ngành chế tạo Mỹ” chưa hẳn biến mất, chỉ là hơi suy giảm trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng sinh hoạt thường nhật.
Điều quan trọng hơn, ngành chế tạo Mỹ đã âm thầm chuyển hóa và nâng cấp. Ngoài ở trong nước ra, thương hiệu và thiết kế của những mặt hàng sản xuất nội địa đã chuyển sang Trung Quốc đều là của người Mỹ. Ví dụ như các hãng xe hơi như GM, Caterpillar đều là thương hiệu của Mỹ, và thứ chuyển sang Trung Quốc chỉ là “cơ quan sở sản xuất” mà thôi. “Đầu não” thật sự của các doanh nghiệp vẫn ở tại Mỹ. Tuy ngành chế tạo Trung Quốc đã âm thầm thay thế ngành chế tạo Mỹ, nhưng vẫn sở hữu hai thứ vô cùng cần thiết cho ngành chế tạo: một là công nghệ, hai là thương hiệu. Nhiều năm qua, Trung Quốc đã xây dựng một đế quốc công xưởng “giá rẻ” nhất thế giới, tuy sở hữu vốn và nhân lực dồi dào, nhưng Trung Quốc vẫn thiếu những thương hiệu được toàn cầu công nhận, trong top 100 thương hiệu có giá trị nhất toàn cầu được bình chọn trong mấy năm trở lại đây, Mỹ có tới 51 công ty, còn Trung Quốc không nằm trong danh sách này.
Hiện giờ, ngành chế tạo Mỹ đang trỗi dậy, đối với ngành chế tạo Trung Quốc không phải là một điềm tốt. Điều này đồng nghĩa, ngành chế tạo Trung Quốc trong thời gian dài tới sẽ gặp đối thủ khá mạnh. Bởi vì trong lĩnh vực cạnh tranh công nghệ và thương hiệu, Trung Quốc không hề có ưu thế nào. Hiện nay, mặt hàng doanh nghiệp Mỹ sản xuất chiếm 21% tổng sản xuất chế thành phẩm toàn cầu – Mặc dù thị phần của Trung Quốc không ngừng gia tăng, nhưng cũng chỉ chiếm 8%.
Có thể sẽ có người nói, ngành chế tạo Trung Quốc vẫn có thể thắng khi dựa vào ưu thế giá thành, nhưng ưu thế giá thành thấp có thể kéo dài được bao lâu? Vùng duyên hải Trung Quốc đã không còn ưu thế giá rẻ. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, nếu giá thành nhân lực của Trung Quốc vẫn tăng trưởng với tốc độ nhanh từ 10% - 12%/năm, thì trong tương lai gần, ngành chế tạo Mỹ sẽ bỏ xa ngành chế tạo Trung Quốc.
(Vitinfo)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.